Những Chuyện Bên Lề Cuộc
Hội Luận Quốc Tế -
Kỷ Niệm 30 năm
Hiệp Định Ba Lê vào ngày 24 và 25
tháng Giêng năm 2003
Tại Paris.
Buổi
Hội Luận này được tổ chức bởi
một nhóm giáo sư và học giả, đa số
thuộc thành phần thiên tả, thuộc Hiệp Hội
Ngoại Giao và Chiến Lược của Pháp.
Người ta chú ý đến buổi Hội Luận này do
bởi sự có mặt của một số đông tham dự
viên có tên tuổi trên chính trường
và một số
người đã tham dự trong cuộc Hòa Đàm Paris
năm 1973. Hơn thế nữa, buổi Hội Luận
đã được bảo trợ bởi Bộ Ngoại
Giao Pháp được gọi là “Colloque International sur la
Guerre du Viet Nam et l’Europe” để kỷ niệm 30 năm
việc ký kết Hiệp Định Ba Lê (1973-2003)".
Tổng
cộng có tất cả 34 hội luận viên mà đa
số là các học giả và giáo sư của các
trường Đại Học tại Âu Châu như
Thụy Điển, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Ý, Anh, Bỉ, Hòa
Lan, Thụy Sĩ, Pháp, và Mỹ. Về phía Cộng Sản
Việt Nam, người ta thấy có sự hiện
diện của bà Nguyễn Thị Bình, ông Nguyễn
Hồng Thạch (một nhân viên của bộ Ngoại
Giao), và ông Bùi Đình Thanh dường như đại
diện cho Hội Văn Hóa. Trước đó Ban Tổ
Chức buổi Hội Luận có mời ông Lưu Văn
Lợi, một trong những nhân viên của phái đoàn
Cộng Sản tại Hội Đàm Ba Lê, nhưng sau đó
ông nầy xin kiếu, có lẽ là để nhường
chỗ cho bà Nguyễn Thị Bình. Đại diện phía
Người Việt Quốc Gia, người ta thấy có
duy nhất một mình ông Bùi Diễm, cựu Đại
Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Mỹ, đã tới
dự Hội Nghị. Theo sự tìm hiểu riêng của
người viết, được biết ông Bùi Diễm
có đề nghị với Ban Tổ Chức nên mời
thêm những người khác không thuộc phe Cộng
Sản, nhưng Ban Tổ Chức đã từ chối
với lý do này lý do kia. Một vài người khi
nghe và rõ
câu chuyện đã đề nghị với ông Bùi Diễm
không nên tham dự, tỏ ý quan ngại về thành
phần
đông đảo của khối thiên tả và Cộng
Sản sẽ dùng chiến thuật "lấy thịt
đè người" để áp đảo; mình nói xong,
họ phản bác rồi tới phiên người của
họ nói và mình không có cơ hội phản
bác lại v.v...
và nhất là Ban Tổ Chức đã lộ vẻ không
công
bằng ngay từ đầu qua việc mời những
thành phần thuyết trình viên. Tuy nhiên,
ông Bùi Diễm
vẫn giữ ý định tham dự để gióng lên
tiếng nói của Người Việt Quốc Gia, mà theo
ông "Khi
chính nghĩa ở bên mình thì khó ai
có thể biện bác
để đánh đổ được lắm."
Quả đúng như vậy, theo dõi bài tham luận của
ông Bùi Diễm trong cuộc Hội Luận, với những
lập luận và dẫn chứng vững như bàn
thạch để đi đến kết luận,
thật khó ai có thể phản bác được những
điều ông đã đưa ra. Và điểm ngạc
nhiên là một số đông thành phần trẻ, du học
sinh, có mặt trong buổi Hội Luận đã vỗ tay
tán thưởng bài tham luận của ông Bùi Diễm
lâu
nhất, ròn rã nhất! Đúng như một bài viết
bên
Tây của một người ký tên dưới bút hiệu
Việt Thanh đã nhận định: "Điều
khá ngộ nghĩnh là người dự buổi hội
luận, tuy đã được chọn lựa
trước, đã dành cho ông B.D. nguyên Đại Sứ
của Việt Nam Cộng Hòa những tràng vỗ tay dài
nhất vì có một số sinh viên trẻ, vô tư, nhận
ra bài phát biểu của ông D. có một số nhận
định giúp ích cho họ hiểu rõ thêm một
vài nét lịch
sử cũng như tình hình hiện tại ở Việt
Nam, làm cho các “lưỡi gỗ”của Hà Nội thêm
lạc điệu, khó chịu cho người nghe".
Cử tọa tham dự, theo dõi cuộc hội luận có
khoảng hơn 200 người đã ghi tên trước.
Trong số này gồm có những nhân viên của
tòa
Đại Sứ Cộng Sản tại Paris, một
số kiều bào Người Việt tại Pháp và một
số đông người ngoại quốc mà đa số
là người Pháp và Mỹ.
Theo
sự sắp xếp của Ban Tổ Chức, ngay trong ngày
khai mạc buổi Hội Luận, sau sự trình bầy
của 5 vị học giả (Mỹ, Anh, Đức và Ý),
người ta thấy trên bàn chủ tọa có bà Nguyễn
Thị Bình và ông Bùi Diễm. Ngỗi giữa hai
người là ông cựu Đại Sứ Pháp Philippe Richer
(trước làm Đại Sứ Pháp tại Hà Nội)
với vai trò điều hợp viên.
Bà
Bình được nói trước và đọc một bài,
chắc chắn là đã được Nhà Nước CSVN
chấp thuận từ ở nhà, khoảng 10 phút. Nội
dung bài đọc của bà Bình chỉ toàn những lập
luận cũ của người Cộng Sản đã
đưa ra cả hàng mấy chục năm nay mà có lẽ
không cần có bà Bình đọc, cử tọa cũng
có
thể đứng lên nói vanh vách giùm bà.
Tựu chung, bà
kể tội ác chồng chất của Mỹ (bom Mỹ
thả trong chiến tranh Việt Nam nhiều hơn
tổng số bom của Đồng Minh dùng trong Đệ
Nhị Thế Chiến v.v...) và hậu quả đến
ngày nay chưa hết. Bà nói qua truyền thống chống
ngoại xâm của Việt Nam từ ngàn năm nay; nhắc
lại Hiệp Định Ba Lê và đường lối
sáng tạo kết hợp ngoại giao với quân sự
của Hà Nội; sự ủng hộ của loài
người tiến bộ v.v... Nghĩa là tất cả
những lập luận vẫn thường
được đưa ra.
Sau đó là phần trình bầy của ông
Bùi Diễm.
Theo quy định thì mỗi diễn giả
được 15 phút để trình bầy. Quả là
điều khó để đúc kết một đề
tài rộng lớn với những sự dẫn chứng
(không thể nói khơi khơi theo kiểu ai muốn tin thì
tin, không tin thì thôi, thiếu khả năng thuyết
phục) trong vòng 15 phút. Khi ông Đại Sứ Richer
nhắc ông Bùi Diễm là sắp hết 15 phút rồi.
Với dáng điệu khoan thai của một nhà Ngoại
Giao lão luyện, bằng một giọng nhẹ nhàng và
từ tốn, ông Bùi Diễm mỉm cười, nói: "Quý
ông
đã đợi được đến 30 chục
năm để tổ chức buổi Hội Luận này,
không lẽ Ban Tổ Chức không đợi
được thêm vài phút, hà tiện vài
phút không để
cho thuyết trình viên nói tiếp hay sao."
Cả hội trường đã phá ra cười và
bật lên những tràng vỗ tay đồng tình khiến
điều hợp viên phải để ông Bùi Diễm
tiếp tục trình bầy cho trọn ý. Tuy nhiên,
điều hợp viên cũng đã quay qua hỏi bà
Nguyễn Thị Bình nếu muốn có thêm giờ
để trình bầy, cũng là một cách để
chứng tỏ sự không thiên vị bên nào. Và
dĩ nhiên là
bà Bình từ chối, vì có bao nhiêu chữ
Nhà Nước CSVN
viết cho, bà đã đọc hết rồi, làm gì
còn
chữ nào để đọc! Tự ý nói thêm, lỡ
lời nói điều gì đó mà Nhà Nước CSVN
không
bằng lòng, lại còn mang họa vào thân. Thủ
khẩu
như bình là thượng sách. Phần trình bầy của
ông Bùi Diễm đã kéo dài thêm
khoảng 10 phút nữa.
Sau
phần thuyết trình của hai người là phần
thảo luận. Ông Nguyễn Hồng Thạch,
người của bộ Ngoai Hà Nội, lúc đó trong
hàng
cử tọa, đứng lên bênh vực phần trình
bầy của bà Bình. Một người Pháp đến
dự thính đã đứng lên nói rằng ông Diễm
có nói
tới số quân lính của Trung Cộng có mặt tại
Việt Nam trong cuộc chiến là hai trăm ngàn, thực
ra theo những tài liệu mới được tiết
lộ thì số đó còn cao hơn nữa. Bà
Bình và ông
Nguyễn Hồng Thạch cãi lại ngay lập tức là
làm gì có chuyện đó, đòi đưa chứng
minh.
Nhiều người Việt không Cộng Sản
đứng lên chất vấn bà Bình. Cuộc thảo
luận trở nên gay gắt. Ông Đại Sứ Richer,
điều hợp viên, vội vã kêu gọi mọi
người bình tĩnh và lấy cớ đã đến
giờ ăn trưa nên chấm dứt phần thảo
luận. Ông Bùi Tín là một trong số người
đến dự thính, đứng lên góp ý kiến thì
bị cắt, không cho nói. Ông liền nói lớn để
cho mọi người Việt xung quanh cùng nghe là chuyện
quân lính của Trung Cộng có thực và
ông đã viết rõ
trong sách của ông. Tuy nhiên, ông không
rõ số quân lính của
Trung Cộng là bao nhiêu vì họ thay phiên nhau
sang Việt
Nam. Và ông cũng thêm
một
mẩu chuyện vui nữa.
Ông nói là ông đã có lần
cùng đi với bà Bình trong
một chuyến công du ra ngoại quốc, ông có hỏi
bà
Bình là tại sao bà không viết hồi ký
thì bà trả
lời rằng: “Người
ta đưa gì thì tôi
đọc, người ta bảo gì thì tôi làm, như
vậy làm gì có chuyện mà viết hồi ký”!
Bởi thế cho nên trong hàng cử tọa có người
nhận định cũng không sai mấy là "Bà
này
đang đọc cái sớ"!
Sau
buổi họp có phần đôi chút sôi nổi buổi
sáng
ngày 24 và đến chiều hôm đó cũng như
ngày hôm
sau thì chỉ toàn là phần trình bầy của
những
người thiên tả (kể cả đảng viên
của đảng Xã Hội và đảng Cộng Sản
Pháp) nói về phong trào chống chiến tranh
và chống
Mỹ trong thời chiến, và hai phần trình bày của
ông Bùi Đình Thanh và Nguyễn Hồng Thạch của
phía
Hà Nội bị cắt ngang trước khi kết luận
vì quá dài. Điều buồn cười là khi điều
hợp viên báo cho biết đã gần hết giờ và
yêu
cầu hai ông thu gọn bài tham luận của mình, hai
ông
đã lúng túng dở giấy qua, dở giấy lại, không
biết phải bỏ khúc nào, nói khúc nào
và cuối cùng
bỏ luôn không nói nữa. Chứng tỏ rõ
ràng cho mọi
người thấy, tuy được đưa đi
với tư cách của một thuyết trình viên nhưng
bài thì do người khác viết nên các
ông ấy không
nắm vững được nội dung bài viết, theo
đúng như bà Bình nói: "Người
ta đưa
gì thì tôi đọc..."!
Trong
ngày chót, chỉ có phần trình bầy của
ông Larry Berman
là thu hút cử tọa vì ông đề cập tới
những tài liệu mật vừa mới được
công bố cho thấy thái độ không được minh
bạch của hai ông Nixon và Kissinger trong việc
điều đình với những người Cộng
Sản để đi tới Hiệp Định Ba Lê.